1010 670
Đông Triều. 10:44:46 20-09-2020 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Thông tư Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026

Thông tư Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhiệm kỳ 2021-2026Để công tác tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đại hội Phật giáo huyện) nhiệm kỳ 2021 – 2026 được tiến hành đúng trình tự, thủ tục và thành công viên mãn, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hướng dẫn cụ thể như sau:
 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
————————-

Số: 205 /TT-HĐTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————-

                            Hà Nội, ngày 19 tháng 9 năm 2020

THÔNG TƯ
Hướng dẫn tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Nhiệm kỳ 2021 – 2026
————————-

              Kính gửi: Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố

Để công tác tổ chức Đại hội Đại biểu GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Đại hội Phật giáo huyện) nhiệm kỳ 2021 – 2026 được tiến hành đúng trình tự, thủ tục và thành công viên mãn, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự hướng dẫn cụ thể như sau:

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

Căn cứ điều 37 – 39 chương VII Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VI;

Căn cứ điều 51 chương VIII Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VI;

Căn cứ điều 45 chương VI Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo;

Căn cứ điều 1, 2, 3 chương I Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

Căn cứ Nghị quyết số 228/NQ-HĐTS ngày 10/7/2020 Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

II. QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Thời gian tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện:

   Thời gian Đại hội: Ngày 01/01/2021 – 31/12/2021.

2. Số lượng Ủy viên Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Ban Trị sự huyện):

a) Ủy viên Ban Trị sự huyện: Không quá 37 Ủy viên;

b) Thường trực Ban Trị sự huyện: Không quá 1/3 Ủy viên trên tổng số Ủy viên Ban Trị sự.

3. Nhiệm kỳ của Ban Trị sự: 05 năm.

4. Độ tuổi tham gia Ban Trị sự:

a) Căn cứ điều 2 chương I Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

– Thành viên tham gia Ban Trị sự huyện không quá 60 tuổi;

– Không kiêm nhiệm quá 02 chức danh trong Thường trực Ban Trị sự.

b) Trường hợp địa phương là vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới hải đảo, vùng dân tộc ít người, hoặc địa phương có ít Tăng Ni, cần một vị Tăng để nhiếp chúng, Trưởng ban Ban Trị sự huyện được vận dụng không quá 65 tuổi đời.

c) Khi đã vận dụng mục b nêu trên, địa phương vẫn không giới thiệu được vị Tăng để nhiếp chúng, Ban Trị sự tỉnh phân công thành viên Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh đảm nhiệm chức vụ Trưởng ban Ban Trị sự huyện theo điều 39 chương VII Hiến chương GHPGVN.

d) Thời gian tham gia chức vụ Trưởng ban Ban Trị sự huyện của thành viên Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh:

– Có thời hạn nhất định là 1/2 nhiệm kỳ;

– Làm nhiệm vụ quy hoạch, bồi dưỡng nhân sự Trưởng ban Ban Trị sự huyện;

– Chuyển giao nhiệm vụ tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Ban Trị sự huyện.

e) Đến giữa nhiệm kỳ vì lý do khách quan chưa chuyển giao được, Ban Trị sự tỉnh có trách nhiệm xem xét giải quyết theo hướng lưu nhiệm đến hết nhiệm kỳ để ổn định tình hình địa phương.

g) Trường hợp đặc biệt khó khăn về nhân sự, Ban Trị sự tỉnh báo cáo bằng văn bản với Hội đồng Trị sự để được chỉ đạo và hướng dẫn.

5. Tiêu chuẩn cơ cấu nhân sự:

a) Tiêu chuẩn cơ cấu nhân sự Ban Trị sự huyện: là những Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử của các Hệ phái thành viên GHPGVN tại địa phương, có đạo hạnh tốt và uy tín, có năng lực làm việc, ngang tầm nhiệm vụ, có công đức với Đạo pháp và Dân tộc.

b) Nhân sự mới giới thiệu, phải trên cơ sở quy hoạch dự nguồn kế thừa cho những nhiệm kỳ tiếp theo, quan tâm đến Tăng Ni trẻ có trình độ Phật học (Trung cấp Phật học trở lên) và thế học (tú tài trở lên), thành thạo công nghệ thông tin.

c) Các chức danh trong Ban Trị sự huyện theo quy định tại điều 1 chương I Quy chế hoạt động Ban Trị sự cấp huyện:

– Trưởng ban Ban Trị sự;

– 01 Phó Trưởng ban Thường trực;

– 02 Phó Trưởng ban chuyên trách;

– Các Trưởng ban chuyên môn tương ứng với các Ban chuyên môn của Ban Trị sự tỉnh;

– 01 Chánh Thư ký;

– 02 Phó Thư ký kiêm Chánh, Phó Văn phòng Ban Trị sự;

– 01 Thủ quỹ;

– Ủy viên Thường trực;

– Các Ủy viên.

d) Ban chuyên môn theo yêu cầu, có số lượng không quá 17 thành viên, do Thường trực Ban Trị sự tỉnh quyết định chuẩn y.

6. Trình tự thủ tục cơ cấu nhân sự:

a) Việc giới thiệu nhân sự tham gia Ban Trị sự huyện do Tiểu ban nhân sự Đại hội Phật giáo huyện dự kiến giới thiệu được tiến hành dân chủ, công khai tại phiên họp do Ban Trị sự huyện đương nhiệm triệu tập;

b) Danh sách nhân sự dự kiến tham gia Ban Trị sự huyện phải được đệ trình Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh thẩm tường;

c) Đăng ký nhân sự dự kiến giới thiệu với Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh (Ban Tôn giáo cấp tỉnh) theo khoản 2 điều 34 luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.

Hồ sơ đăng ký theo khoản 4 điều 34 luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.

III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI:

1. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự: Ban Thường trực HĐTS sẽ hỗ trợ Ban Trị sự tỉnh giải quyết khó khăn, vướng mắc tại từng địa phương cụ thể theo mục g khoản 5 phần II Thông Tư này.

2. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh:

a) Thành lập Ban Chỉ đạo công tác tổ chức Đại hội Phật giáo cấp huyện.

b) Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh làm việc với Thường trực Ban Trị sự huyện:

– Hướng dẫn Ban Trị sự huyện chuẩn bị công tác tổ chức Đại hội theo Quy chế hoạt động Ban Trị sự GHPGVN huyện và Thông tư này;

– Cho ý kiến nhân sự dự kiến giới thiệu tham gia Ban Trị sự:

+ Số lượng Ủy viên Ban Trị sự;

+ Thường trực Ban Trị sự.

– Cho ý kiến báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2016 – 2021, chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2021 – 2026;

– Thống nhất thời gian cụ thể tổ chức Đại hội từng huyện;

– Ấn định số lượng Đại biểu tham dự Đại hội;

– Chọn một quận, huyện, thị xã, thành phố tổ chức Đại hội điểm để các địa phương khác trong tỉnh rút kinh nghiệm.

3. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban Trị sự huyện:

a) Ban Trị sự huyện tổ chức phiên họp mở rộng để thảo luận và chuẩn bị kế hoạch tổ chức Đại hội Phật giáo huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026.

b) Thành lập Ban Tổ chức Đại hội, Tiểu ban nhân sự, Tiểu ban nội dung, Tiểu ban hậu cần và các Tiểu ban khác có liên quan đến Đại hội.

c) Tiểu ban Nhân sự làm nhiệm vụ: Nghiên cứu, dự kiến nhân sự giới thiệu tham gia Ban Trị sự cấp huyện để Đại hội suy cử theo Quy chế hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN huyện và Thông tư này.

d) Tiểu ban Nội dung làm nhiệm vụ:

– Dự thảo Nội quy, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức;

– Dự thảo diễn văn khai mạc và bế mạc Đại hội;

– Dự thảo báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2016 – 2021 và chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2021 – 2026;

– Dự thảo tuyên bố mãn nhiệm kỳ và phát biểu nhận nhiệm vụ;

– Dự thảo Nghị quyết Đại hội;

– Các nội dung tuyên truyền Đại hội.

e) Tiểu ban Hậu cần: Dự toán kinh phí tổ chức Đại hội, bố trí sinh hoạt và ăn nghỉ cho đại biểu tham dự Đại hội.

g) Ban Trị sự huyện, Ban Tổ chức Đại hội thường xuyên nhóm họp hằng tuần để rà soát, đôn đốc, kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo công tác Đại hội tỉnh đối với những vấn đề phát sinh, vướng mắc.

4. Trình tự thủ tục tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo huyện:

a) Ban Trị sự huyện có văn bản chính thức đăng ký tổ chức Đại hội với Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh;

b) Ban Trị sự huyện có văn bản chính thức đăng ký tổ chức Đại hội với Ủy ban nhân dân huyện theo Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo.

c) Hồ sơ gồm có:

– Văn bản đăng ký tổ chức Đại hội với Ban Thường trực Ban Trị sự cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện;

– Trong văn bản đăng ký nêu rõ: Tên tổ chức; lý do tổ chức; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; nội dung, chương trình, thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội; dự kiến thành phần nhân sự và dự kiến số lượng đại biểu tham dự;

– Báo cáo tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2016 – 2021, chương trình hoạt động nhiệm kỳ 2021 – 2026.

– Văn bản đăng ký tổ chức Đại hội, nhân sự được giới thiệu suy cử theo mẫu của Phụ lục kèm theo Nghị định 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ.

IV. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC:

1. Chủ đề Đại hội: “Kỷ cương – Trách nhiệm – Đoàn kết – Phát triển”

2. Chương trình Đại hội:

– Niệm Phật cầu gia bị.

– Chào Quốc kỳ, Đạo kỳ.

– Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình và thành phần tham dự.

– Diễn văn khai mạc Đại hội.

– Tặng hoa chúc mừng.

– Báo cáo tổng kết công tác Phật sự nhiệm kỳ 2016 – 2021, chương trình hoạt động Phật sự nhiệm kỳ 2021 – 2026.

– Tham luận (nếu có).

– Ban Trị sự cấp huyện tuyên bố mãn nhiệm.

– Giới thiệu nhân sự dự kiến suy cử vào Ban Trị sự và Thường trực Ban Trị sự cấp huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026.

– Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh lấy ý kiến đại biểu suy cử thành phần nhân sự Ban Trị sự và Thường trực Ban Trị sự huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026 (Đại hội nhất trí suy cử bằng cách vỗ tay hoặc niệm Phật).

– Tân Ban Trị sự huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026 ra mắt và phát biểu nhận nhiệm vụ.

– Tặng quà lưu niệm.

– Phát biểu của Cơ quan Nhà nước huyện.

– Đạo từ của Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh.

– Nghị quyết Đại hội.

– Diễn văn bế mạc, cảm tạ của Ban Tổ chức và hồi hướng.

3. Hình thức tổ chức Đại hội:

a) Trang trí trong Hội trường:

– Biểu ngữ:

              ĐẠO PHÁP – DÂN TỘC – CHỦ NGHĨA XÃ HỘI.

– Hình thức trang trí:

+ Tượng Phật ở chính giữa;

+ Hai bên:

  • Phía bên tay phải (từ trên nhìn xuống): tượng Bác Hồ và cờ Tổ quốc;
  • Phía bên tay trái (từ trên nhìn xuống): Pano Đại hội và cờ Phật giáo

+ Pano Đại hội:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN………..
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO LẦN THỨ……
NHIỆM KỲ 2021 – 2026
……………, ngày …….tháng ……năm 2021

+ Pano hai bên phía trước mặt tiền lễ đài:

  • Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời là sự kết tinh trí huệ, là nguyện vọng chân chính của Tăng Ni, Cư sĩ Phật tử các tổ chức Giáo hội, tổ chức Hội và các Hệ phái Phật giáo trong cả nước, là chủ thể kế thừa lịch sử hàng ngàn năm của Phật giáo Việt Nam (trích Lời nói đầu Hiến chương GHPGVN).
  • Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa Xã hội”, trên cơ sở kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế và tuân thủ pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (trích Lời nói đầu Hiến chương GHPGVN).

b) Trang trí bên ngoài Hội trường:

– Trước cửa Hội trường: CHÀO MỪNG QUÝ ĐẠI BIỂU

– Trước cổng Hội trường:

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO HUYỆN………
LẦN THỨ …… NHIỆM KỲ 2021 – 2026

+ Trước cổng Hội trường treo cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo: Cờ Tổ quốc bên tay phải, cờ Phật giáo bên tay trái (tính từ ngoài nhìn vào).

+ Dọc theo hàng rào tại địa điểm tổ chức Đại hội có thể treo cờ Phật giáo nhỏ, hoặc trang trí khác tùy theo điều kiện thực tế của địa điểm tổ chức.

c) Trang trí tại Tự viện: biểu ngữ, cờ Tổ quốc và cờ Phật giáo:

– Biểu ngữ treo tại cổng Tự viện:

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU PHẬT GIÁO HUYỆN ………
LẦN THỨ …… NHIỆM KỲ 2021 – 2026

– Cờ Tổ quốc bên tay phải (từ ngoài nhìn vào).

– Cờ Phật giáo bên tay trái (từ ngoài nhìn vào).

Trong quá trình tổ chức thực hiện Đại hội Đại biểu Phật giáo huyện, nếu có vướng mắc, Quý Ban Trị sự liên hệ với Văn phòng Trung ương (Vp1, Vp2) để được hướng dẫn.

Vì sự trang nghiêm Giáo hội, thành công viên mãn Đại hội Đại biểu huyện nhiệm kỳ 2021 – 2026, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự rất mong Quý Ban thực hiện theo tinh thần Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.

          Trân trọng!

Nơi nhận:
– Như trên;
– Ban Thường trực HĐTS;
– Hòa thượng PCT Thường trực HĐTS;
– Ban TGCP, Vụ Phật giáo;
– UBND, BDV, UBMTTQVN, BTG tỉnh, thành phố;
– UBND, BDV, UBMTTQ, P. Nội vụ quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Lưu VP1, VP2.

TM. BAN THƯỜNG TRỰC
CHỦ TỊCH

Đã ký

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn

 

Chia sẻ với bạn bè qua: