710 368
Admin. 09:23:31 24-06-2014 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Quyết định chuẩn y nhân sự Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII


Quyết định chuẩn y nhân sự Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII
Ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo quy định của Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban Pháp chế Trung ương và quy định của pháp luật Nhà nước.


Quyết định chuẩn y nhân sự Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ VII
Ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo quy định của Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban Pháp chế Trung ương và quy định của pháp luật Nhà nước.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM  
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ  
--------------------------  
Số : 235/2013/QĐ.HĐTS
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  
---------------------------------------                
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2013  
 
QUYẾT ĐỊNH
Chuẩn y nhân sự Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN
Nhiệm kỳ VII (2012 - 2017)

 

CHỦ TỊCH

 
HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM -Căn cứ điều 25, 26 chương V Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tu chỉnh lần thứ v); -Căn cứ Nghị quyết số 210/NQ.HĐTS ngày 02/7/2013 Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; -Xét tờ trình ngày 02/7/2013 của Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN.
 

QUYẾT ĐỊNH

 
ĐIỀU 1 : Chuẩn y nhân sự Ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012 - 2017), gồm 70 thành viên, do Hòa thượng Thích Huệ Trí làm Trưởng ban (theo danh sách đính kèm).
ĐIỀU 2 : Ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động theo quy định của Hiến chương Giáo hội, Nội quy của Ban Pháp chế Trung ương và quy định của pháp luật Nhà nước.
ĐIỀU 3: Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Trung ương, Chánh Văn phòng Thường trực Trung ương Giáo hội, Trưởng ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Quý vị có tên tại điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
ĐIỀU 4 : Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các quy định trái với quyết định này đều không còn hiệu lực thực hiện.  
 

Nơi nhận : - Như Điều 2 "để thực hiện” - Ban Thường trực HĐTS GHPGVN - Ban TGCP, UBTWMTTQVN - Sở Nội vụ - Ban Tôn giáo tỉnh, thành - Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành "để biết” - Lưu VP1 - VP2.
TM. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
(đã ký)
 Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH


THÀNH PHẦN NHÂN SỰ
BAN PHÁP CHẾ TRUNG ƯƠNG GHPGVN
NHIỆM KỲ VII (2012 - 2017)
Theo Quyết định số: 235/2013/QĐ.HĐTS ngày 15 tháng 7 năm 2013
 

A. THƯỜNG TRỰC:

STT CHỨC VỤ PHÁP DANH ĐƠN VỊ
1. Trưởng ban HT. Thích Huệ Trí Tp. HCM
2. Phó Trưởng Ban Thường trực TT. Thích Tiến Đạt Hà Nội
3. Phó Trưởng ban HT. Thích Huệ Tài An Giang
4. Phó Trưởng ban HT. Thích Lãng Huỳnh Tp. HCM
5. Phó Trưởng ban TT. Thích Hiển Đức Tp. HCM
6. Phó Trưởng ban TT. Thích Thanh Trung Bắc Ninh
7. Phó Trưởng ban TT. Lý Hùng Tp. Cần Thơ
8. Phó Trưởng ban TT. Thích Tâm Vị Lâm Đồng
9. Phó Trưởng ban TT. Thích Giác Đạo TT. Huế
10. Phó Trưởng ban ĐĐ. Thích Tâm Đức Thanh Hóa
11. Chánh Thư ký TT. Thích Giác Hiệp Tp. HCM
12. Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng (P. Bắc) ĐĐ. Thích Đạo Phong Hà Nội
13. Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng (P. Nam) TT. Thích Đạt Đức Tp. HCM
14. Phó Thư ký kiêm Thủ quỹ NS. Thích nữ Hòa Liên Tp. HCM
15. Ủy viên Thường trực HT. Thích Nguyên Khiết Bình Định
16. Ủy viên Thường trực TT. Thích Minh Ngạn Đồng Nai
17. Ủy viên Thường trực TT. Thích Tịnh Thành Tp. HCM
18. Ủy viên Thường trực ĐĐ. Thích Phước Nguyên Cà Mau
19. Ủy viên Thường trực ĐĐ. Thích Chiếu Tuệ Hà Tĩnh
20. Ủy viên Thường trực ĐĐ. Thích Tục Minh Tp. Hải Phòng
21. Ủy viên Thường trực NS. Thích nữ Như Huệ Tp. HCM
22. Ủy viên Thường trực Luật sư CS. Minh Châu Hà Nội
23. Ủy viên Thường trực Luật sư Trương Văn Nhứt Tp. HCM

  B. ỦY VIÊN:

24. Ủy viên HT. Thích Huệ Tấn Bến Tre
25. Ủy viên HT. Danh Lân Kiên Giang
26. Ủy viên HT. Thích Giác Chí Đak Lak
27. Ủy viên HT. Thích Giác Hóa Đồng Tháp
28. Ủy viên TT. Tăng Xà Vong Bạc Liêu
29. Ủy viên TT. Trần Văn Tha Sóc Trăng
30. Ủy viên TT. Thích Thanh Tuân Bắc Ninh
31. Ủy viên TT. Thích Minh Nghĩa Bình Dương
32. Ủy viên TT. Thích Tĩnh Cường Bình Phước
33. Ủy viên TT. Thích Minh Thọ Long An
34. Ủy viên TT. Thích Thanh Thịnh Nam Định
35. Ủy viên TT. Thích Tuệ Cuông Ninh Bình
36. Ủy viên TT. Thích Phước Minh Quảng Nam
37. Ủy viên TT. Thích Minh Thành Sóc Trăng
38. Ủy viên TT. Thích Thiện Trí Vĩnh Long
39. Ủy viên ĐĐ. Thích Tục Huyên Bắc Giang
40. Ủy viên ĐĐ. Thích Thiện Ngộ Bạc Liêu
41. Ủy viên ĐĐ. Thích Minh Thường BR – VT
42. Ủy viên ĐĐ. Thích Bổn Nghĩa Bình Thuận
43. Ủy viên ĐĐ. Thích Thông Huệ Tp. Đà Nẵng
44. Ủy viên ĐĐ. Thích Quảng Hiền Đak Nông
45. Ủy viên ĐĐ. Thích Đồng Lạc Gia Lai
46. Ủy viên ĐĐ. Thích Đức Thường Hà Nội
47. Ủy viên ĐĐ. Thích Thanh Tạo Hòa Bình
48. Ủy viên ĐĐ. Thích Quảng Bảo Hà Nam
49. Ủy viên ĐĐ. Thích Thông Hạnh Hậu Giang
50. Ủy viên ĐĐ. Thích Minh Nhẫn Kiên Giang
51. Ủy viên ĐĐ. Thích Thiện Ký Khánh Hòa
52. Ủy viên ĐĐ. Thích Đồng Nguyện Kon Tum
53. Ủy viên ĐĐ. Thích Bản Tiến Lạng Sơn
54. Ủy viên ĐĐ. Thích Thanh Dương Lào Cai
55. Ủy viên ĐĐ. Thích Nguyên Kính Ninh Thuận
56. Ủy viên ĐĐ. Thích Viên Tựu Nghệ An
57. Ủy viên ĐĐ. Thích Minh Hải Phú Thọ
58. Ủy viên ĐĐ. Thích Quảng Hội Phú Yên
59. Ủy viên ĐĐ. Thích Quảng Hiển Quảng Ninh
60. Ủy viên ĐĐ. Thích Từ Châu Quảng Trị
61. Ủy viên ĐĐ. Thích Tắc Bạch Tây Ninh
62. Ủy viên ĐĐ. Thích Phước Nghiêm Tiền Giang
63. Ủy viên ĐĐ. Thích Quảng Cường Tiền Giang
64. Ủy viên ĐĐ. Thích Đạo Quảng Thái Nguyên
65. Ủy viên ĐĐ. Thích Phước Hạnh Trà Vinh
66. Ủy viên ĐĐ. Thích Nguyên Đạo Vĩnh Phúc
67. Ủy viên ĐĐ. Thích Niệm Giác Yên Bái
68. Ủy viên SC. Thích Đàm Trang Thanh Hóa
69. Ủy viên Cư sĩ Tâm Tài (Trần Thanh Thiện) Quảng Ngãi
70. Ủy viên Cư sĩ Đinh Công Nhạ Tuyên Quang

 

  TM. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
CHỦ TỊCH
 (đã ký)
 Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH

 

Nội quy Ban Pháp chế Trung ương gồm có 05 chương, 22 điều, được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua ngày 02 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký quyết định ban hành.
   


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM  

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ  

-----------------------  
Số : 251/2013/QĐ.HĐTS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM  
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  

              ------------------------------------                  


Tp. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 7 năm 2013  

 
QUYẾT ĐỊNH

Ban hành Nội quy Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN

Nhiệm kỳ VII (2012 - 2017)

 

 

CHỦ TỊCH

HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

  -Căn cứ điều 25, 26 chương V Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (tu chỉnh lần thứ v); -Căn cứ Nghị quyết số 210/NQ.HĐTS ngày 02/7/2013 Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; -Xét tờ trình ngày 02/7/2013 của Ban Pháp chế Trung ương GHPGVN.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Nội quy hoạt động Ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhiệm kỳ VII (2012 – 2017), gồm có 05 chương, 22 điều đã được Hội nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự thông qua ngày 02/7/2013 (đính kèm Nội quy).

Điều 2: Các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương, khi triển khai thực hiện các hoạt động Phật sự liên quan đến lĩnh vực Pháp chế, phải tuân thủ các quy định của Hiến chương GHPGVN, Nội quy Ban Pháp chế Trung ương và pháp luật Nhà nước.

Điều 3: Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Trung ương, Chánh Văn phòng Thường trực Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện, Trưởng ban và các thành viên Ban Pháp chế Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Nội quy này.

Điều 4: Nội quy này chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2013.  
 

Nơi nhận : 
- Như Điều 2 "để thực hiện” -
Ban Thường trực HĐTS GHPGVN -
Ban Tôn giáo Chính phủ -
Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành
"để biết”
- Lưu VP1 - VP2. 
 

TM. BAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

CHỦ TỊCH

(đã ký)

  Hòa thượng THÍCH TRÍ TỊNH

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

BAN PHÁP CHẾ TRUNG ƯƠNG

--------------------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------------------------------------

 

NỘI QUY

BAN PHÁP CHẾ TRUNG ƯƠNG GHPGVN

 

CHƯƠNG I

 

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Ban Pháp chế Trung ương là một trong các Ban, Viện Trung ương, thuộc hệ thống tổ chức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều 2: Ban Pháp chế Trung ương là Cơ quan chuyên môn, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn là tham mưu trực tiếp cho Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Lãnh đạo Giáo hội đối với những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành.

Điều 3: Ban Pháp chế Trung ương có trách nhiệm tham mưu chính xác trong chuyên môn, bảo đảm sự hài hòa, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến vụ việc.

Điều 4: Khi tiếp nhận hồ sơ, tùy theo vụ việc, Ban Pháp chế Trung ương sẽ tham khảo ý kiến với Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự Giáo hội cấp tỉnh, thành và Hệ phái; phân công thành viên phối hợp, xác minh cụ thể, thu thập chứng cứ pháp lý, trước khi tham mưu và đề xuất biện pháp giải quyết với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Lãnh đạo Giáo hội.

Điều 5:Mọi hoạt động Phật sự của Ban Pháp chế Trung ương đều phải y cứ theo quy định của Hiến chương GHPGVN, trên tinh thần hòa hợp, đoàn kết, dân chủ, bình đẳng, tập thể thảo luận và biểu quyết thông qua.

Điều 6:Trong quá trình nghị sự và giải quyết công việc, Ban Pháp chế Trung ương đề cao trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong việc tổ chức thực hiện, bàn luận và quyết định các Phật sự trọng yếu của Ban.

CHƯƠNG II

 

THÀNH PHẦN NHÂN SỰ

Điều 7: Thành phần nhân sự Ban Pháp chế Trung ương, gồm các chức danh:

-Trưởng ban

-Phó Trưởng ban Thường trực

-Các Phó Trưởng ban

-01 Chánh Thư ký

-02 Phó Thư ký

-Các Uỷ viên Thường trực

-Các Uỷ viên.

Điều 8:Thành phần nhân sự Ban Pháp chế Trung ương, gồm đại diện các Hệ phái Phật giáo, Tăng Ni, Phật tử có năng lực, trình độ, am hiểu lĩnh vực liên quan đến các quy định của Giới luật Phật chế, quy định của Hiến chương, Quy chế, Nội quy của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Pháp luật Nhà nước; có tâm nguyện phục vụ tự nguyện được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phân công và giao trách nhiệm.

Điều 9:Căn cứ nhu cầu công tác, Ban Pháp chế Trung ương sẽ thành lập các Phân ban phục vụ cho từng mãng công việc cụ thể.

CHƯƠNG III  

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 10: Ban Pháp chế Trung ương có trách nhiệm thảo luận, thông qua các chương trình hoạt động Phật sự của Ban tại các kỳ Hội nghị Sơ kết, tổng kết; tổ chức triển khai mọi hoạt động Phật sự theo quy định của Hiến chương GHPGVN, Pháp luật Nhà nước; các Nghị quyết, Chương trình hoạt động Phật sự của Hội đồng Trị sự đề ra, các nội dung công tác được thông qua các kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường của Ban.

Điều 11: Ban Pháp chế Trung ương chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đối với các công tác theo chức năng, quyền hạn được phân công như sau:

-Chủ trì, phối hợp với các Ban, Viện Trung ương liên quan trong việc soạn thảo văn bản quy phạm của Giáo hội;

-Chủ trì, phối hợp với Băn Tăng sự, Ban Kiểm soát trung ương tổ chức rà soát, hệ thống hóa các văn bản của Giáo hội, đề xuất phương án xử lý những văn bản mâu thuẫn, chồng chéo trái quy định, hoặc không còn phù hợp;

-Chủ trì, phối hợp với Ban, Viện các cấp Giáo hội kiểm tra, xử lý văn bản liên quan đến lĩnh vực hoạt động theo quy định của Giáo hội;

-Xây dựng kế hoạch tổ chức phổ biến giáo dục Hiến chương, Quy chế, Nội quy của Giáo hội. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác giáo dục Hiến chương của các cấp Giáo hội;

-Theo dõi tình hình và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết và văn bản quy phạm của Giáo hội;

-Chủ trì, phối hợp với các cấp Giáo hội thực hiện hỗ trợ tư pháp cho Tự viện, Tăng Ni;

-Chủ trì, phối hợp với Ban Tăng sự, Ban Kiểm soát Trung ương và các cấp Giáo hội trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, kiến nghị của Tăng Ni, Phật tử;

-Tham gia ý kiến về mặt pháp lý với cơ quan quản lý nhà nước và tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Giáo hội, Tự viện, Tăng Ni, Phật tử theo quy định của pháp luật;

-Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ trong công tác Pháp chế ở các cấp Giáo hội;

-Phối hợp với các Ban, Viện và các các cấp Giáo hội trong việc đề xuất, khen thưởng, kỷ luật đối với tập thể, cá nhân thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Điều 12: Cá nhân được phân công giải quyết vụ việc sẽ chịutrách nhiệm trước Ban Thường trực HĐTS, Lãnh đạo Giáo hội và tập thể Ban Pháp chế Trung ương đối với các tham mưu, đề xuất trong việc giải quyết, xử lý vụ việc có liên quan đến cá nhân, hoặc tập thể theo Luật Phật chế định, Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Pháp luật Nhà nước.

Điều 13:Các vụ việc đã được tập thể hoặc 2/3 thành viên Ban Pháp chế Trung ương thảo luận, biểu quyết thông qua đều phải được triển khai thực hiện, có sự giám sát của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Điều 14:Các vụ việc quan trọng, trước khi Lãnh đạo Ban Pháp chế Trung ương tham mưu với Ban Thường trực HĐTS, hoặc Lãnh đạo Giáo hội phải được tập thể hoặc 2/3 thành viên Ban Pháp chế Trung ương thảo luận, thông qua bằng một phiên họp.

Điều 15:Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thành viên Thường trực:

1. Trưởng ban:

-Thay mặt Ban Pháp chế Trung ương báo cáo, tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý với Ban Thường trực HĐTS, Lãnh đạo Giáo hội các vụ việc, vấn đề có liên quan đến chuyên ngành;

-Thay mặt Ban Thường trực HĐTS triển khai các công việc được phân công mang tính chuyên ngành đến Ban Pháp chế tỉnh, thành;

-Triệu tập, chủ trì các kỳ họp thường kỳ hoặc bất thường để thảo luận, thông qua các công tác chuyên ngành;

-Những vụ việc mang tính sự vụ do Trưởng ban quyết định; đối với những vụ việc phức tạp, quan trọng, do tập thể Ban thảo luận, biểu quyết thông qua trước khi Lãnh đạo Ban báo cáo với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Lãnh đạo Giáo hội;

-Nếu vì bệnh duyên hoặc duyên sự đặc biệt, thì ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Thường trực xử lý công việc cho đến khi Trưởng ban trở lại nhiệm sở.

2. Phó Trưởng Ban Thường trực:

-Thay mặt Trưởng ban ký thư triệu tập, chủ trì các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường để thảo luận, thông qua các công tác chuyên ngành; báo cáo, tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý với Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Lãnh đạo Giáo hội;

-Thay mặt Trưởng ban tổ chức, triển khai thực hiện các công tác được Ban Thường trực HĐTS phân công; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các công tác chuyên ngành tại địa phương;

-Thay mặt Trưởng ban phối hợp với các Ban, Viện Trung ương, Ban Pháp chế tỉnh, thành hội Phật giáo và các Hệ phái trong thu thập chứng cứ pháp lý, sự việc có liên quan để tham mưu cho Ban Thường trực HĐTS, Lãnh đạo Giáo hội có hướng xử lý;

-Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban Pháp chế Trung ương về công việc đã thay mặt Trưởng ban xử lý.

3. Các Phó Trưởng ban:

-Được quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với từng vụ việc cụ thể theo sự phân công của Lãnh đạo Ban;

-Chịu trách nhiệm trực tiếp với Ban và Lãnh đạo Ban đối với các công việc được phân công giải quyết.

4. Chánh, Phó Thư ký:

-Có trách nhiệm tập hợp hồ sơ, trình Lãnh đạo Ban và tập thể Ban xem xét tại các kỳ họp;

-Khi cá nhân, tập thể gởi đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, đến Văn phòng Ban Pháp chế Trung ương, Chánh – Phó Thư ký phải tiếp nhận hồ sơ và báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Ban và tổ chức phiên họp để nghiên cứu vụ việc;

-Những vụ việc được Ban và Lãnh đạo ủy nhiệm, Chánh – Phó Thư ký phải chịu trách nhiệm về công việc được phân công giải quyết hoặc triển khai thực hiện;

-Soạn thảo các loại công văn giấy tờ và thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định chung của Giáo hội và pháp luật.

5. Văn phòng Ban Pháp chế Trung ương: Có chức năng và quyền hạn:

-Có trách nhiệm tiếp nhận các loại hồ sơ có liên quan do cá nhân, tập thể gởi đến;

-Tổ chức nghiên cứu, đề xuất biện giải quyết vụ việc, đệ trình Ban và Lãnh đạo Ban xem xét.

-Những vụ việc có tính chất quan trọng, Văn phòng Ban phải kịp thời xin ý kiến Lãnh đạo Ban để tổ chức phiên họp nghiên cứu, cho ý kiến trước khi triển khai thực hiện.

CHƯƠNG IV  

TÀI CHÁNH

Điều 16: Tài chánh phục vụ các hoạt động của Ban Pháp chế:

I. Thu:

1.Các thành viên Ban Pháp chế Trung ương tùy hỷ đóng góp;

2.Ban Pháp chế cấp tỉnh hỷ cúng công đức phí;

3.Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước hỷ cúng hợp pháp.

 

II: Chi:

Tất cả nguồn tài chánh được vận động, ủng hộ, hỷ cúng do Thủ quỹ của Ban quản lý và chi phục vụ các công tác thường xuyên của Ban:

1.Chi từ 5.000.000đ (năm triệu đồng) trở xuống do Chánh Thư ký duyệt chi và thông qua lãnh đạo Ban;

2.Chi từ 10.000.000đ (mười triệu đồng) trở lên do Lãnh đạo Ban duyệt chi.

Điều 17: Tất cả nguồn Thu - Chi phải được báo cáo theo định kỳ tháng, quý, năm.  

CHƯƠNG V

 

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18: Các thành viên Ban Pháp chế Trung ương có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong thảo luận, biểu quyết. 
Điều 19: Ban Pháp chế Trung ương hoạt động trên tinh thần dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, hòa hợp, đoàn kết, tuân thủ các nguyên tác của tổ chức Giáo hội, quy định của Giới luật Phật chế, Hiến chương GHPGVN và pháp luật Nhà nước. 
Điều 20: Các công tác khi được tập thể Ban thống nhất thông qua, Lãnh đạo Ban và từng thành viên được phân công chịu trách nhiệm theo từng vụ việc đã trực tiếp giải quyết. 
Điều 21: Các công việc đã được Ban biểu quyết thông qua hoặc đang trong quá trình nghiên cứu giải quyết, nếu thành viên Ban làm tiết lộ bí mật thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tùy theo mức độ vi phạm Nôi quy Ban Pháp chế và công việc được phân công phụ trách, Ban Pháp chế Trung ương sẽ kiểm điểm, khiển trách, cảnh cáo, nhắc nhở; nếu nghiêm trọng sẽ đề nghị Ban Thường trực Hội đồng Trị sự bãi miễn.Vụ việc đang trong quá trình thụ lý, nếu có phát sinh tình tiết mới phải được tập thể thành viên Ban xem xét trước khi tiếp tục tổ chức thực hiện. 
Điều 22: Nội quy Ban Pháp chế Trung ương gồm có 05 chương, 22 điều, được Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thông qua ngày 02 tháng 7 năm 2013 và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký quyết định ban hành. BAN PHÁP CHẾ TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
BAN PHÁP CHẾ TRUNG ƯƠNG


 

Chia sẻ với bạn bè qua: