Nhật Bản Ngày Nay Thờ Tượng Phật Giáo Sao Chép Qua Kỹ Thuật In 3 Chiều

Một trong những tôn giáo lớn ở Nhật Bản là Đạo Phật, tôn giáo nầy khác biệt rất nhiều so với tôn giáo của đa số các người Tây Phương. Mặc dù Đạo Phật không tôn thờ Thượng Đế (bởi vì Đức Phật là Bậc Giác Ngộ), tuy nhiên có một người mà các Phật Tử noi gương, để đạt đến "sự giác ngộ", đó là Đức Phật Thích Ca. Đức Phật Thích Ca, thường được mọi người đơn giản gọi là "Đức Phật", có mặt hầu như trong các ngôi chùa dưới hình thức là một pho tượng. Đa số các pho tượng nầy, rất cổ xưa và rất có giá trị, và bởi vì có giá trị, nên pho tượng dễ bị người ta ăn cắp. Trên thực tế, kể từ năm 2007 cho đến năm 2009, có 105 bản báo cáo là các pho tượng ở Nhật Bản bị ăn cắp, hầu hết là xảy ra ở các vùng có dân cư thưa thớt, nơi có ít người sinh sống trong nước Nhật. Điều này đã khiến cho nhiều nhóm khác nhau, sống khắp nơi trên nước Nhật, bắt đầu dùng kỹ thuật in 3-chiều, để làm các pho tượng sao-chép từ các pho tượng Phật Giáo nguyên-thủy của họ.
 

 (Japanese Now Worshipping 3D Printed Statues - Whitney Hipolite - Posted: Jun/4/2015) - Whitney Hipolite -  - Bài Đăng Ngày 4/6/2015

 Sau đây là một thí dụ, có một nhóm học sinh từ Trường Trung Học Kỹ Thuật Quận Wakayama, họ đã dùng máy scan (scanner) 3-chiều để tạo ra bản sao-chép từ pho tượng nguyên-thủy Aizen Myoo, có chiều cao là 51 cm. Họ đã phải mất 6 tháng trời để hoàn thành mô hình, trước khi họ làm ra bản sao-chép qua kỹ thuật in 3-chiều. Điều này đã cho phép họ dời pho tượng nguyên-thủy cất đi vào một nơi an toàn, trong khi pho tượng sao-chép bằng nhựa, được đặt vào vị trí nguyên-thủy trong ngôi chùa. Nhờ làm điều này, nhà chùa không còn lo sợ là pho tượng bị đánh cắp, bởi vì pho tượng nguyên-thủy hiện đang được cất giữ ở một nơi rất an toàn. Đồng thời, viện bảo tàng cũng có một pho tượng sao-chép bằng kỹ thuật in 3-chiều, được triển lãm để người khiếm-thị có thể xúc-chạm, và cảm nhận được pho tượng này. Trước đây, điều này không thể xảy ra được, bởi vì pho tượng nguyên-thủy được bảo vệ trong lồng kính, có nghĩa là không ai có thể dùng tay xúc-chạm vào pho tượng này được.

Các học sinh của Trường Trung Học Kỹ Thuật Wakayama đã khuyến khích các ngôi chùa khác ở khắp nơi trên nước Nhật, hãy làm như họ, nghĩa là nhà chùa hãy tạo ra các "bản sao-chép" từ các pho tượng Phật Giáo quý báu của họ. Và, có nhiều ngôi chùa đã bắt đầu thực hành lời khuyên này.

Tại thành phố Jiangjin (Giang Tân), ở quận Shimane, Nhật Bản, có một pho tượng Phật A-Di-Đà đứng cao 90cm, pho tượng này đã có mặt ở đây nhiều năm. Pho tượng đã được điêu khắc từ thời Kamakura. Vị sư trụ trì của ngôi chùa đã quan tâm về sự trộm cắp có thể xảy ra, cho nên nhà sư đã đưa pho tượng quý báu này đến viện bảo tàng gần đó, và sau khi nhà sư nghe nói về kỹ thuật in 3-chiều, nhà sư đã chọn cách này để làm một pho tượng sao-chép từ pho tượng nguyên-thủy. 

"Chúng tôi thật ra, không còn một cách nào khác để có thể bảo vệ vĩnh viễn pho tượng Phật," vị sư trụ trì của ngôi chùa cho biết. "Nhờ kỹ thuật in 3-chiều, một pho tượng Phật sao-chép luôn luôn được tôn trí trong chùa, làm cho mọi người cảm thấy thoải mái, và an lòng."

Hiện nay, các người đi chùa có cơ hội cảm thấy họ được hướng dẫn khi họ chiêm ngưỡng pho tượng Phật, mà họ không cần phải lo ngại là có một người nào đó, sẽ vào ăn cắp đi pho tượng Phật có nhiều giá trị, quý báu đối với ngôi chùa của họ nói riêng, và đối với Phật Giáo nói chung.

Nếu Các Ngôi Chùa Phật Giáo Ở Nhật Bản, và nếu các ngôi chùa khác ở khắp mọi nơi trên thế giới bắt đầu làm theo mô hình nầy, giống như các học sinh, và vị trụ trì ở Nhật Bản đã làm, thì đây là một điều thú vị. Chúng ta nghĩ sao về điều này? Đây có phải là giải pháp để bảo vệ di sản văn-hóa, và tôn giáo không?


Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn: 3dprint.com

Đăng ký lấy RSS cho bình luận

Tin cùng chuyên mục

 
BAN THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
CƠ QUAN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH ĐAK LAK
  Tổng biên tập: HT. Thích Châu Quang
Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. Thích Nguyên Huấn
  - Văn phòng: 117 Phan Bội Châu, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đak Lak.
  - Bài viết xin gởi về theo địa chỉ Email: phatgiaodaklak@gmail.com
  - Ghi rõ nguồn phatgiaodaklak.org khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.
Email của VP. Ban Trị Sự - Nơi tiếp nhận các văn bản, giấy tờ hành chánh Giáo Hội
vpbtsphatgiaodaklak@gmail.com