Nhận định và góp ý về Tài liệu tu học

Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức giáo dục Thanh Thiếu Nhi Phật giáo đã ra đời gần 70 năm.Trong 70 năm qua để việc giáo dục có hiệu quả, tự thân GĐPT đã bao lần tu chỉnh chương trình, tài liệu tu học cho phù hợp với đà phát triển.
Năm 1973 Đại Hội Đại Biểu Huynh Trưởng GĐPTVN lần thứ VIII tổ chức tại chùa Pháp Lâm TP Đà Nẵng đã tu chỉnh và thiết lập chương trình tu học cho các cấp. Đầu năm 1974 Bản Nội quy và Quy chế Huynh Trưởng được tu chỉnh và ban hành trên toàn quốc. Từ đây tổ chức tu học và sinh hoạt của GĐPT được BHD soạn thảo đầy đủ.
Các đơn vị tỉnh thành áp dụng chương tình mới này chưa được bao lâu, tài liệu tu học chưa kịp biên soạn thì đất nước bước qua một vận hội mới (1975): Thống nhất tổ quốc, giang sơn thu về một mối. Giai đoạn này cả nước bận rộn công cuộc xây dựng, hàn gắn vết thương chiến tranh, ổn định đời sống. Do vậy, sinh hoạt, tu học của GĐPT không còn được hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất chung trong cả nước.
Gần đây nhất, năm 2006 Hội Nghị Huynh Trưởng toàn quốc lần thứ 10 tổ chức tại Thiền Viện Quảng Đức và Tổ đình Vĩnh Nghiêm TP HCM, đã san định lại chương trình tu học cho Huynh Trưởng và đoàn sinh, Sau một thời gian Ban Hướng Dẫn Trung Ương cũng đã biên soạn Tài liệu Tu học và Huấn luyện cho Huynh Trưởng và Đoàn sinh thống nhất trong cả nước.Tuy nhiên Sau 12 năm áp dụng, thực hiện chương trình trên bình diện cả nước, đâu đó cũng bộc lộ những điều cần phải tu chỉnh lại cho phù hợp, những điều này đã được phản ánh từ các đơn vị tỉnh thành, thông qua tổ Tu thư, Tôi xin tập hợp và trình bày như sau::
 I. VỀ CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC:
        1. Chương Trình Tu học ngành Đồng.
   - Nhìn chung chương trình được thiết lập khoa học, tốt đặc biệt là các đề tài xuyên suốt.
   Tuy nhiên có ý kiến đề nghị như sau:
      - Chương trình Bậc Tung bay kiến thức Phật Pháp tinh thần nặng, cần giảm tải,
        Có thể chuyển các đề tài sau lên Ngành Thiếu:
       - Tứ Nhiếp Pháp (khái quát)
       - Khái quát về năm giới cấm
       - Cần thay các đề tài dạy đoàn sinh sử dụng máy tính bằng các đề tài về cách sử dụng máy tính, trò chơi điện tử, mạng xã hội (tích cực và tiêu cực) Vì điều kiện  hiện nay không khả thi, hơn nữa đã có trong trường học)
     - Cần đưa thêm đề tài; Tôn Kính Chư Tôn Đức Tăng Ni. vì đây cũng là vấn đề nóng hiện nay.
    - Có ý kiến đề xuất cần nhập hai bậc Mở Mắt Cánh Mền thành một. Chúng tôi có ý kiến như sau:
    a. Trên mặt lý thuyết Ngành Đồng có độ tuổi từ 6 đến 13 tuổi (7 năm). Với thời gian như vậy để 4 bậc học là hợp lý.
    b. Việc nhập 2 bậc thành một sẽ tạo sức ép cho đoàn sinh vì giảm thời gian học đồng nghĩa với tăng nội dung học tập.
    c. Giả sử có một đoàn sinh đến với đoàn lúc 6 tuổi, chăm ngoan sinh hoạt, như vậy đến hết 9 tuổi đã hoàn thành 3 bậc học, vậy thì còn 4 năm ở ngành Đồng êm đó không còn chi để học. Hơn nữa 4 bậc: MM, CM, CC, TB là rất có ý nghĩa trong tiến trình phát triển của chim oanh (Ngành Đồng). Cho nên chúng tôi đề nghị cần để 4 bậc như cũ.
     2. Chương Trình Tu học Ngành Thiếu:
  - Bài Lịch sử Đức Phật Thích Ca nên xuyên suốt đến Bậc Trung Thiện để cho đoàn sinh hiểu rộng hơn về cuộc đời Đức Phật.
  - Cũng như ở Ngành Đồng nên thay các đề tài về sử dụng máy tính bằng các đề tại lợi ích và tác hại việc sử dụng máy tính, công nghệ thông tin, mạng xã hội,...
  - Đưa dân vũ vào chương trình văn nghệ, hướng dẫn, cung cấp nội dung, vũ điệu, cách tổ chức. (UV Văn Nghệ)
    3. Chương Trình Tu học Ngành Thanh:
    Sau khi tu chỉnh, san định chương  trình tu học 2006, BHDTW đã san định lại chương trình ngành Thanh một lần nữa, nhưng thực tế hiện nay Ngành Thanh vẫn sở hữu một chương trình tu học đồ sộ gồm 4 bậc: Hòa, Minh, Kiến, Trực. Mỗi bậc phải học 3 năm cả thảy mất 12 năm.
 Chúng tôi có ý kiến như sau:
  a. Đặc điểm Ngành Thanh hiện nay tại các tỉnh thành đa số là từ 35,40 lên đến 60,70 bao gồm các thành Phần sau:
   - Các anh chị đoàn sinh  trước đây vì hoàn cảnh nào đó không thể tiếp tục sinh hoạt nay gặp duyên trở lại sinh hoạt Ngành Thanh.
   - Các chị làm các ngành nghề, tiểu thương,... có cảm tình với GĐPT, bước đầu gia nhập ngành Thanh như để sinh hoạt một đoàn thể xã hội.
   - Quý anh chị nguyên là đoàn sinh là đạo hữu các NPĐ chuyển qua Ngành Thanh
  Tất cả có một điểm chung là: Tuổi tác lớn, mắt kém, trình độ học vấn thấp, ngại học, thích tụng kinh lễ Phật hơn là sinh hoạt tu họcv.v...
   - Hầu như không có anh chị đoàn sinh nào đã qua bậc Chánh Thiện của Ngành Thiếu chuyển lên sinh hoạt Ngành Thanh.
   b. Thời gian một bậc học quy định là 3 năm là không khả thi, thiếu tinh sư phạm. Để thực hiện tốt chương trình, một số tỉnh thành đã linh động chia mỗi bậc thành 3 bậc nhỏ (Hòa 1, Hòa 2, Hòa 3,... ). Nhưng như vậy, để học hết chương trình Ngành Thanh phải mất 12 năm.một thời gian quá dài.
   Vì vậy. Tổ Tu Thư đề nghị.
   Cần san định lại toàn bộ chương trình Ngành Thanh, phù hợp với khả năng thực tế hiện nay, không đưa những đề tài nặng về lý thuyêt, nặng lý luận.
   Mỗi bậc chỉ rút ngắn lại còn 1 năm.
  II. CHƯƠNG TRÌNH TU HỌC HUYNH TRƯỞNG:
     1.BẬC KIÊN:
    Nhìn chung chương trình tu học trường kỳ của Huynh Trưởng hiện hành phần nào đáp ứng được mục tiêu là trang bị cho Huynh Trưởng có kiến thức đủ để thực hiện vai trò của mình. Tuy nhiên cần điều chỉnh các đề tài sau:
    a. Đề tài: Nắm vững kiến thức và nội dung chương trình tu học các bậc học của đoàn sinh:
   Đây là đề tài khó hướng dẫn và khó biên soạn tài liệu, vì nó quá rộng hơn nữa khi đã phát nguyện làm HTr thì anh chị em đã kinh qua và nắm vững kiến thức các bậc học đòan sinh.trong quâ trình làm huynh trưởng họ tự bổ sung những kiến thức còn thiếu. Nên chăng ta thay đề tài này băng đề tài Phân tích chương trình tu học của các bậc đoàn sinh để anh chị em nắm được cấu trúc chương trình, dễ dàng định hướng tu học cho các em.
   b. Trong quá trình hướng dẫn, điều khiển, dạy dỗ các em. Người Huynh Trưởng GĐPT nghiểm nhiên đóng thêm vai trò hoằng pháp. Vì vậy, cần đưa vào chương trình Bậc Kiên bài Ngũ Minh Pháp để anh chị em tự trang bị cho mình những yêu cầu cần thiết.
   c. Phần Tu tập tự thân: Ăn chay ít nhất 2 ngày/ tháng. nên chữa lại là 4 ngày/ tháng. Đã là Huynh Trưởng mà ăn chay 2 ngày thì quá ít, vì như thế thì đoàn sinh ăn chay mấy ngày?
    2. BẬC TRÌ:.
   a.. Đề tài Tâm Lý Giáo dục trong chương trình Bậc Trì chúng tôi nghĩ: Có thể nói mảng đề tài này quá rộng, trong đó có: Tâm lý trẻ, tâm lý lứa tuổi, tâm lý sư phạm, tâm lý dạy học, tâm lý quần chúng,...nên chọn đề tài hẹp hơn phù hợp với giáo dục GĐPT.
  b.Đề tài:  Nắm vững nội dung và kiến thức chương trình tu học bậc: Chân cứng Đồng và Sơ Thiện ngành Thiếu.
   Tương tự như ở Bậc Kiên đề tài này có thể thay bằng đề tài: Phân tích chương trình tu học của các bậc từ Hướng Thiện đến Chánh Thiện.
   3. BẬC ĐỊNH:
    a. Đề tài: Giáo Hội Phật giáo Việt nam (Bao gồm các chư Tăng lãnh đạo), cần chuyển phần bao gồm các chư Tăng lãnh đạo thành các bài lịch sử quý Ngài lãnh đạo Giáo Hội để anh chị em hiểu về thân thế, sự nghiệp và công hạnh của các Ngài sâu hơn.
    b.Thay đề tài: Nắm vững nội dung và kiến thức chương trình tu học bậc: Tung Bay của Ngành Đồng và Trung, Chánh Thiện của ngành Thiếu bằng: Phân tích chương trình tu học của các bậc của Ngành Thanh .
  4. BẬC LỰC:
   Về chương trình như vậy là tốt, nhưng dể cho người Huynh Trưởng Cấp 3 sau này có kiến thức rộng hơn về sự Truyền bá Phật giáo, ta bổ sung bài Sử lược Phật giáo thế giới
(đặc biệt là Châu Âu, Châu Mỹ)
II. TÀI LIỆU TU HỌC.
   Tại Đại Hội năm 1973 tại Đà nẵng . Sau khi Nội quy. quy chế Huynh Trưởng được ban hành (1974) chưa kịp biên soạn và in ấn tài liệu thì năm 1975 đất nước chuyển sang giai đoạn mới. GĐPT các tỉnh thành tùy nghi hoạt động không có sự chỉ đạo chung của BHDTW (22 năm). trong thời gian này một số tỉnh thành tự biên soạn tài liệu để sử dụng việc tu học cho đoàn sinh trong đó phải kể đến GĐPT Quảng Trị.
   Nhiệm kỳ 2011-2016 cơ bản BHDTW đã biên sọan, nhật tu hoàn thành tài liệu tu học và huấn luyện cho Huynh Trưởng và đoàn sinh, đây là thành công lớn của TƯ trong nhiệm kỳ qua và sự cố gắng lớn của các HTr biên soạn đáng trân trọng. Hiện nay các tỉnh thành đã phát hành đến tay HTr để sử dụng.Trong quá trình này và qua nghiên cứu của tổ Tu Thư chúng tội đưa ra ý kiến như sau:
   1. Bộ tài liệu Ngành Đồng:
     Biên soạn rất công phu, tuy nhiên các đề tài xuyên suốt đề nghị cần biên soạn lại cho phù hợp từng bậc học, các đề tài khác cần điều chỉnh nội dung sao cho tránh nặng về phần lý luận.Sử dụng ngôn ngữ đơn giãn, phù hợp. Tóm lại bộ tài liệu Ngành Đồng rất có giá trị trong việc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Huynh Trưởng,
   2. Tài liệu Ngành Thiếu : Rất tốt, đề xuất lần tái bản cần điều chỉnh một số câu, một số từ ngữ cho phù hợp.
   3, Bộ Tài liệu Ngành Thanh: Nội dung biên soạn rất tốt, tuy nhiên dựa vào đặc điểm ngành thanh Tổ tu thư đề nghị sau khi san định lại chương trình, phải biên soạn lại toàn bộ cho phù hợp, tài liệu đã phát hành chuyển qua tài liệu Tham khảo cho Huynh trưởng.
   III. ĐỀ NGHỊ:
   Căn cứ những nhận xét ở trên. Chúng tôi đề nghị cần tu chỉnh những điểm sau:
   1. Về Chương trình Tu học:
      a. Đoàn sinh:
     - Thay các bài học về sử dụng máy tính bằng các đề tài về đạo đức trong việc sử dụng máy tính, mạng xã hội,...
     -  Đưa thêm đề tài; Người Đoàn sinh GĐPT Tôn Kính Chư Tôn Đức Tăng Ni.
     - Đưa dân vũ vào chương trình các bậc ngành Thiếu và Ngành Đồng.
     - Trong Chương trình Ngành Thiếu, bài Lịch sử Đức Phật Thích Ca nên xuyên suốt đến Bậc Trung Thiện
     - San định lại toàn bộ chương trình Ngành Thanh sao cho đơn giản hơn, phù hợp với khả năng thực tế của ngành, không đưa những đề tài nặng về lý thuyêt, nặng lý luận. Mỗi bậc chỉ rút ngắn lại còn 1 năm.
      b. Huynh Trưởng:
    - Các đề tài giúp Huynh Trưởng phải nắm kiến thức các Bậc học đoàn sinh, càn thay bằng các đề tài nhằn nắm rõ cấu trúc, yêu cầu việc thiết lập chương trình tu học của Đòan sinh.
    - Ở Bậc Kiên: Thêm bài: Ngũ Minh Pháp
    - Ở Bậc Trì: Đề tài Tâm lý Sư Phạm cần thay bằng đề tài hẹp hơn, sát yêu cầu của Huynh Trưởng.
   - Đưa các bài Lịch sử quý Ngài Lãnh đạo Giáo Hội Phật giáo Việt Nam sau bài lịch sử GHPGVN
   - Bậc Lực: Các bài học trong Tài Liệu Tu học nên viết dưới dạng giáo trình, có thể xin cẩn sao giáo trình của quý thầy giáo thọ tại các Học viện PGVN.
   - Nếu được bổ sung vào chương trình bài Lược sử Phật giáo thế giới (Đặc biệt chú trọng sự phát triển Phật giáo tại các nước Châu Âu và châu Mỹ)
   - Phải có tài liệu Tu học Bậc Lực dùng chung cho tất cả các khóa học
   Trên đây là một số nhận xét và đề nghị mang tính chất chủ quan của tổ Tu Thư GĐPT TW, chắc chắn cần sự điều chỉnh của quý anh chị. có điều gì chưa chính xác, quý anh chị huynh trưởng cao niên, quý vị và quý anh chị Huynh trưởng Đại biểu hoan hỷ góp ý bổ sung với ước mong GĐPT chúng ta sẽ có bộ tài liệu ngày càng hoàn chỉnh.
                                                       Xin cảm ơn quý anh chị.
  Huynh Trưởng Cấp Tấn Tâm Ninh Hoàng Công Hiền
                                                   Ủy viên Tu Thư Ban Hướng Dẫn Phân Ban GĐPT TW
                                             (Trình bày tại Hội Nghị Đại biểu Huynh Trưởng GĐPT lần thứ 12)

Nguồn BHD Phân ban GĐPT TƯ

Tin cùng chuyên mục

 
BAN THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
CƠ QUAN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH ĐAK LAK
  Tổng biên tập: HT. Thích Châu Quang
Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. Thích Nguyên Huấn
  - Văn phòng: 117 Phan Bội Châu, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đak Lak.
  - Bài viết xin gởi về theo địa chỉ Email: phatgiaodaklak@gmail.com
  - Ghi rõ nguồn phatgiaodaklak.org khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.
Email của VP. Ban Trị Sự - Nơi tiếp nhận các văn bản, giấy tờ hành chánh Giáo Hội
vpbtsphatgiaodaklak@gmail.com