1010 967
Tự Viện » Thành Phố Buôn Ma Thuột
Chia sẻ với bạn bè qua:
Admin. 00:53:04 02-11-2016 (GMT+7).
Kích cỡ chữ: Giảm Tăng

Đăk Lăk: Lịch sử Chùa Phước Điền tọa lạc tại Thành phố Buôn Ma Thuột

Đăk Lăk: Lịch sử Chùa Phước Điền tọa lạc tại Thành phố Buôn Ma ThuộtChùa Phước Điền toạ lạc tại thôn 5 – xã Hòa Thắng – TP.BMT, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 9km về hướng Đông Nam, nằm trên quốc lộ 27 đi Đà Lạt.
  • Địa điểm: Thôn 5 – Xã Hoà Thắng TP. Buôn Ma Thuột
  • Năm Khai Sơn: 1969
  • Người Sáng Lập: Phật tử địa phương
  • Trụ trì hiện nay: Sư cô Thích Nữ Khánh Đức
  • Hệ Phái: Bắc Tông
  • Các năm trùng tu: 1975, 1994, 1999, 2005,2012, 2014
  • Điện Thoại: 0914.962.655

Trước ngày Giải phóng, xã Hòa Thắng mang tên là xã Cư’Earu, gồm 10 thôn: thôn 1, 2, 3 dân tộc Mường, thôn An Cư và thôn Lạc Nghiệp là hai thôn của người Kinh dồn từ các khu căn cứ dinh điền về ( còn gọi là làng Chiêu hồi) và 5 buôn đồng bào dân tộc.
Về mặt tinh thần, lúc này muốn có nơi để lễ bái nên một số đạo hữu ở hai thôn An Cư và Lạc Nghiệp tập họp lại tổ chức một Niệm Phật Đường lấy nhà của bác Võ Kê làm điểm tạm để tổ chức Đại lễ Phật Đản năm 1967, lúc này chỉ có 12 gia đình tham dự tổ chức sinh hoạt đầu tiên. Sau hơn 3 tháng thì bác Võ Kê mất. Niệm Phật Đường dời về vườn của nhà bác Nguyễn Hoặt sinh hoạt đến năm 1969.
Năm 1969, Ban Đại Diện lập tờ trình xin đất riêng để làm Niệm Phật Đường, được chính quyền lúc bấy giờ cấp cho 1 lô đất thổ cư của dân đã bỏ đi nơi khác. Khi được cấp đất bà con Phật tử đã tự vận động tạo dựng được một Niệm Phật Đường bằng cây ván, lợp tole diện tích 40m2 để sinh hoạt. Lúc này bà con Phật tử đến sinh hoạt ngày càng đông, sôi nổi, có tổ chức Gia đình Phật tử sinh hoạt.
Lợi dụng thời cơ sát nhập giữa Ty chiêu hồi và Ty thông tin, lúc bầy giờ đạo hữu Đoàn Lộc làm Chánh Đại Diện đã lập tờ trình xin cấp đất ở đầu làng để xây chùa. Quyết định 106, ngày 11/10/1972, chính quyền đã cấp cho chùa lô đất, chiều ngang 40m, chiều dài 60m, diện tích 2400m2. Đó là lô đất tọa lạc chính của ngôi chùa cho đến hôm nay. Khi có đất, Niệm Phật Đường vẫn sinh hoạt tại chỗ cũ bình thường, và lên phương hướng để xây dựng chùa chính thức.
Ngày 16/8/1975, lễ đặt đá khởi công xây dựng chùa tiến hành. Đến dự lễ chứng minh có TT.Thích Quảng Hương và TT.Thích Quảng Chơn.
Ngày 2/9/1975, Lễ Khánh Thành được tổ chức và Quý Thầy đã đặt tên cho ngôi chùa là Phước Điền. Diện tích chánh điện là 52m2, nhà Tổ bằng ván 24m2. Từ đó đi vào sinh hoạt và phát triển theo thời gian.
Năm 1994, trung tu nhà Tổ, hủy bỏ nhà ván, xây dựng nhà cấp 4, diện tích 50m2 để sinh hoạt, xây dựng cổng Tam quan và hàng rào xung quanh khu vực chùa.
Ngày 10/4/1999 lễ đặt đá đại trùng tu chánh điện chùa khởi công và cho đến đầu năm 2000 thì hoàn thành và lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 19/2/ÂL.
Đầu năm 2002, Ban đại diện thỉnh Sư cô Thích Nữ Khánh Đức về trụ trì lo Phật sự tại bổn tự
Đến năm 2003, chùa mua thêm 6m mặt hậu với diện tích 252m2 của một hộ Phật tử cạnh chùa. Diện tích tổng thể cho đên bây giờ của chùa là 2652m2.
Ngày 8 – 9/3/2005: lễ Bổ nhiệm Sư cô Thích Nữ Khánh Đức đảm nhiệm trụ trì được long trọng tổ chức.
 
Tháng 5/2005: trùng tu Chánh Điện và xây dựng mới nhà Tổ và xây dựng nhà giảng Đường, nhà khách Tăng và các công trình phụ.
2012: Xây  dựng thêm nhà Tăng, nhà đoàn quán cho GĐPT.
2014: Trng tu tồn bộ cơng trình nh bếp.
Các Ban đại diện qua các nhiệm kỳ như sau:
  • Từ 1967 – 1970:
Nguyễn Hoặt: Chánh đại diện
Đoàn Lộc: phó đại diện
Nguyễn Thí: phó đại diện
Nguyễn Thị Chương: từ thiện xã hội
Nguyễn Văn Triều: thư ký
  • Từ năm 1970 – 1972:
Phạm Tuần: chánh đại diện
Đoàn Lộc: phó đại diện
Lâm Quyền: phó đại diện
Phạm Hòa: thư ký
Lê Dày: từ thiện xã hội
Bùi Đắc: gia trưởng
Trần Hào: ủy viên nghi lễ
  • Từ năm 1972 – 1975:
Đoàn Lộc: chánh đại diện
Nguyễn Nhạ: phó đại diện
Đỗ Thái: phó đại diện
Nguyễn Ngọc Châu: thư ký
Phạm Điểu: thủ quỹ
Nguyễn Thị Nhung: từ thiện xã hội
Trần Hào: nghi lễ
Bùi Đắc: thiết kế căn bản
  • Từ năm 1975 – 1980:
Bùi Dắc: chánh đại diện
Nguyễn Hoặt: phó đại diện
Mai Mùi: thư ký
Trương Quới: nghi lễ
Phạm Thị Hòa, nguyễn Thị Nhung: từ thiện xã hội
  • Từ năm 1981 – 1991:
Đoàn Lộc: chánh đại diện
Nguyễn Thí: phó đại diện
Trần Phú: phó đại diện
Nguyễn Tấn Nam: thư ký
Trần Hào: nghi lễ
Phạm Thị Hòa: từ thiện xã hội
  • Từ năm 1991 – 1993:
Phạm Tuần: chánh đại diện
Đoàn Lộc: phó đại diện
Trần Phú: phó đại diện
Phan Văn Tuyết: thư ký
Nguyễn Thí: thủ quỹ
Tạ Các: nghi lễ
Bùi Đắc: kiến thiết cơ bản
  • Từ năm 1993 – 1996:
Bùi Đắc: chánh đại diện
Trần Biên: phó đại diện kiêm nghi lễ
Võ Hồng Sơn: thư ký
Tô Tấn Ngọc + Đoàn Lộc: thủ quỹ
Nguyễn Anh: gia trưởng kiêm ủy viên hướng dẫn Ptử
Hồ thị Hai: kinh tế tài chính
Hồ thị Cúc + Hoàng Thị Diệu: từ thiện xã hội
  • Từ năm 1996 – 2002:
Trần Biên: chánh đại diện
Đòan Lộc: phó đại diện
Nguyễn Nghề: phó đại diện
Võ Hồng Sơn: thư ký
Tô Tấn Ngọc: thủ quỹ + hướng dẫn nam nữ Phật tử
Hồ Thị Cúc: kinh tế tài chính
Nguyễn Thị Thành: từ thiện xã hội
  • Từ năm 2004 –2006
Võ Hồng Sơn: chánh đại diện
Bùi Văn Thắng: phó đại diện kiêm nghi lễ
Hoàng Thị Kỷ: thư ký
Trương Đức Đệ: thủ quỹ
Lê Hoàng Lai: ủy viên hướng dẫn Ptử
Nguyễn Hữu Hào: ủy viên kinh tế tài chính
Nguyễn Thị t: từ thiện xã hội 
 
  • Từ năm 2007 –2012
SC Thích Nữ Khánh Đức: chánh đại diện
Võ Hồng Sơn: phó đại diện
Phan Văn Tuyết: thư ký
Phạm Tuần: Uy viên hướng dẫn Ptử
Nguyễn Thị Ut: thủ quỹ
Hoàng Thị Kỷ: từ thiện xã hội
Nguyễn Hữu Hào: ủy viên kinh tế tài chính

Ban Văn Hoá & Thông Tin Truyền Thông Phật Giáo Tỉnh DakLak
Chia sẻ với bạn bè qua: